Trang chủ Đừng bỏ lỡ Tết Đoan Ngọ ở Đài Loan có gì đặc biệt?

Tết Đoan Ngọ ở Đài Loan có gì đặc biệt?

bởi Tôi ở Đài Loan

Ở Đài Loan, mọi người sẽ thường được nghỉ lễ vào dịp Tết Đoan Ngọ, ngoài ra, vào dịp này người Đài Loan sẽ thường ăn bánh ú, dựng đứng trứng và tổ chức đua thuyền rồng. Hôm nay bạn hãy cùng Xin chào, tôi ở Đài Loan khám phá câu chuyện về ngày Tết Đoan Ngọ, cũng như ý nghĩa các phong tục tập quán thú vị trong ngày này nhé!

1. Nguồn gốc

Tết Đoan Ngọ (tiếng Trung: 端午節- Duānwǔ jié). Tết Đoan Ngọ được biết đến là một trong những ngày lễ lớn ở Đài Loan được tổ chức vào ngày 5 tháng 5 âm lịch hàng năm. 

Ảnh: Tượng Khuất Nguyên ngồi trên thuyền rồng (Wikipedia)

Có rất nhiều câu chuyện liên quan đến nguồn gốc của ngày Tết Đoan Ngọ. Ban đầu nó là một lễ hội dành cho các bộ tộc tôn thờ vật tổ rồng, và sẽ được tổ chức dưới hình thức đua thuyền rồng. Sau đó, vì Khuất Nguyên, một vị trung thần đau lòng trước họa mất nước lại bị gian thần hãm hại, ông đã gieo mình xuống sông Mịch La t.ự t.ử vào ngày 5 tháng 5 âm lịch. Để ca tụng sự trung thành và yêu nước của ông, Tết Đoan Ngọ hàng năm đã trở thành ngày tưởng nhớ Khuất Nguyên.

Xem thêm các tin khác:
Dò hóa đơn trúng thưởng tháng 3 và 4 năm 2024
Hướng dẫn cách đăng ký thi TOCFL Online tại Đài Loan
Hướng dẫn đăng ký và ôn thi bằng lái xe máy siêu chi tiết từ Tôi ở Đài Loan
Hướng dẫn kiểm tra vi phạm giao thông tại Đài Loan
Hướng dẫn đăng ký và ôn thi bằng lái xe máy siêu chi tiết từ Tôi ở Đài Loan

2. Phong tục

Theo truyền thống, tháng 5 là giữa mùa hè và là thời điểm dịch bệnh hoành hành , là “tháng ma quỷ”, vì vậy nhiều phong tục trong Tết Đoan Ngọ có ý nghĩa xua đuổi độc tố, bệnh tật, tà ma.

a. Đua thuyền rồng

Đua thuyền rồng là một trong những phong tục quan trọng của Tết Đoan Ngọ. Mỗi địa phương sẽ tổ chức các hoạt động đua thuyền rồng lớn nhỏ, trong bài viết tiếp theo, Xin chào, tôi ở Đài Loan sẽ giới thiệu đến bạn các địa điểm tổ chức đua thuyền rồng nhé!

Theo câu chuyện của Khuất Nguyên, người dân sau khi nghe tin ông nhảy xuống sông đã lập tức tổ chức đội thuyền chèo ra sông Mịch La để cứu ông, nhưng đoàn thuyền đi mãi mà vẫn không tìm thấy thì thể của ông. Sau này mỗi năm người dân đều tổ chức đua thuyền rồng, chính là bắt nguồn từ việc này.

Ngoài ra, họ cũng cho rằng việc chèo thuyền rồng sẽ xua đuổi cá dưới sông, ngăn chúng ăn xác ông. Lâu dần, đua thuyền rồng trở thành hoạt động không thể thiếu trong Tết Đoan Ngọ tại Đài Loan. Trong đó, Cuộc đua thuyền rồng ở làng Erlong tại huyện Yilan đã được đã đượ Cục Du lịch liệt vào danh sách “Mười hai lễ hội địa phương quy mô lớn” vào năm 2001

Trước ngày đua, người dân sẽ tổ chức lễ mời và cúng tế tế các vị long thần và thần rồng.

Ảnh: Lễ hội Long Vương mở đầu cho lễ kỷ niệm Lễ hội Thuyền rồng ở Lukang 2024 (Lộc Cảng- Chương Hóa). (Nguồn: Obissoion)

b. Treo cây trước cửa

Ảnh: 無極 濟聖宮

Ngoài việc thờ cúng hoặc cúng tế trong Lễ hội Thuyền rồng, các hộ gia đình ở Đài Loan sẽ dùng giấy đỏ để buộc xương bồ, ngải cứu và sả lại với nhau rồi treo trên cửa. Trong tín ngưỡng dân gian Đài Loan, cả xương bồ và ngải cứu đều là những công cụ thần kỳ có tác dụng thanh lọc cơ thể và xua đuổi ma quỷ.

c. Ăn bánh ú

Theo câu chuyện xưa, người dân khi tìm Khuất Nguyên đã thả cơm nắm, trứng và các thực phẩm khác xuống sông và cho rằng nếu cá ăn no thì sẽ không cắn vào người Khuất Nguyên. Lâu dần, bánh ú (Tiếng Trung: 粽子- Zòngzi) đã trở thành một món ăn không thể thiếu thiếu trong Tết Đoan Ngọ. 

Ảnh: Wikipedia

Bánh ú có những đặc điểm riêng ở phía bắc và phía nam, miền Bắc ưa chuộng hấp bánh còn miền Nam lại thích luộc hơn.

Ảnh: 好食光

Ngoài bánh ú, người Đài Loan còn ăn đào, mận, cà tímđậu trong Lễ hội Thuyền rồng. Đào, mận thường được cho là tượng trưng cho sức khỏe và tuổi thọ. Còn đậu que vì chúng có hình dạng giống con rắn và sẽ giúp bạn không bị rắn cắn. Ăn cà tím có thể ngăn ngừa muỗi đốt. 

d. Đeo túi thơm

Ảnh: Yahoo

Theo phong tục cổ xưa, mọi người sẽ đeo túi thơm bên người. Những chiếc vỏ túi thường được làm bằng sợi tơ ngũ sắc hoặc khâu từ vải vụn. Những túi thơm này chứa dược liệu như ngải cứu, bạc hà, tía tô, vỏ quýt ,… có tác dụng tiêu ẩm, khử mùi hôi (như kiểu nước hoa đời đầu bà con nhỉ ????). Ngoài ra, chúng còn dùng để đuổi sâu bọ, phòng bệnh dịch. Hiện nay, có rất nhiều loại túi thơm với nhiều hình dáng đa dạng.

Ảnh: Yahoo

Cũng tương truyền rằng, ngày Đoan Ngọ là 1 trong 9 ngày “độc” của tháng 5 âm lịch. Đây là giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi nên sức khỏe dễ ảnh hưởng, hao tổn nguyên khí, đặc biệt là đối với trẻ em. Do đó, bọn trẻ thường được người lớn tặng túi thơm với nhiều hình thù ngộ nghĩnh để để đuổi rắn rết, sâu bọ làm hại và trừ đuổi tà ma.

Ngoài ra, làm một chiếc túi thơm cho bản thân hoặc tặng bạn bè, người thân và người yêu cũng là một hoạt động rất thú vị vào ngày Tết Đoan Ngọ. 

e. Trò chơi dựng trứng dựng trứng/ đồng xu

Năm trước bạn có dưng trứng thành công không nè?

Ảnh: Wikipedia

Trong quan niệm của người Đài Loan, khả năng dựng trứng đứng vững mà không bị ngã trong ngày này biểu thị cho sự cân bằng, hòa hợp của vũ trụ và sự ổn định trong cuộc sống. Nếu bạn có thể dựng trứng thành công thì đâu là một dấu hiệu tốt lành, tượng trưng cho việc bạn đã hấp thụ năng lượng dương của trời đất và sẽ gặp may mắn, thuận lợi trong một năm tới. Tục lệ này thường được thực hiện vào buổi trưa, đúng vào thời điểm mặt trời lên cao nhất, khi mà âm dương được cho là cân bằng nhất.

Tết Đoan Ngọ năm nay nghỉ được 3 ngày từ ngày 8 tháng 6 đến ngày 10 tháng 6 (lịch 2024). Bạn đã có kế hoạch gì chưa? Nếu chưa thì hãy theo dõi bài viết tiếp theo của Xin Chào, Tôi ở Đài Loan để xem các địa điểm đua thuyền rồng thú vị ở Đài Loan nhé!

Bài viết được Xin chào, Tôi ở Đài Loan tổng hợp và lược dịch từ nhiều nguồn.

0 bình luận
0

Có thể bạn bỏ lỡ

Để lại bình luận

Trang web này sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm của bạn. Dữ liệu của bạn là an toàn và bảo mật. Chọn "Chấp nhận" để tiếp tục Chấp nhận Tìm hiểu thêm

error: Nội dung bài viết được bảo vệ. Vui lòng liên hệ xinchao@toiodailoan.com để biết thêm chi tiết. Cảm ơn bạn