Lễ hội Trung Nguyên hay Lễ hội ma ( Tiếng trung: 中元節, phiên âm: Zhōng yuán jié) là một lễ hội truyền thống ở châu Á. Nó còn được gọi là Lễ hội Rằm tháng bảy (七月半), Lễ Trung Nguyên Phổ Độ (中元普渡-zhōng yuán pǔ dù), hay Lễ Vu Lan (tiếng trung: 盂蘭盆節, phiên âm Yúlánpén jié) của Phật giáo.
Lễ Trung Nguyên ban đầu là lễ cúng tạ ơn thần linh và thổ địa sau mùa thu hoạch. Sau khi Đạo giáo ra đời và có thêm sự du nhập của Phật giáo, thì ngày này có thêm nhiều tầng ý nghĩa như cầu xin bình an, cầu tài cho gia chủ & gia đình hoặc cúng bái những vong linh, mong họ sớm siêu thoát.
Những vong linh này sẽ bao gồm các chiến sĩ đã hy sinh vì đất nước, những người đã tử nạn trong các trận chiến ngày xưa, các vong linh lang thang. không được chôn cất đàng hoàng v.v.. Khác với Việt Nam gọi là vong, ma, linh thì ở Đài Loan gọi là anh em tốt hoặc chị em tốt ( tiếng trung: 好兄弟, 好姐妹, phiên âm: Hǎo xiōngdì, Hǎo jiěmèi).
Xem thêm các tin khác:
Dò hóa đơn trúng thưởng tháng 5 và 6 năm 2024
Hướng dẫn cách đăng ký thi TOCFL Online tại Đài Loan
Hướng dẫn đăng ký và ôn thi bằng lái xe máy siêu chi tiết từ Tôi ở Đài Loan
Hướng dẫn kiểm tra vi phạm giao thông tại Đài Loan
Hướng dẫn đăng ký và ôn thi bằng lái xe máy siêu chi tiết từ Tôi ở Đài Loan
1. Lễ hội Trung Nguyên năm 2024 diễn ra vào thời gian nào?
Lễ Trung Nguyên rơi vào ngày 15 tháng 7 âm lịch hàng năm, tức ngày 18/8/2024. Tuy nhiên, người dân cũng có thể sẽ cúng trước đó 1-2 ngày.
????Nguồn gốc của lễ hội Trung Nguyên 中元節
Lễ hội Trung Nguyên (中元節): Ngày sinh nhật của người con hiếu thảo – Địa Quan Đại Đế
Câu chuyện về chàng trai tên Thuấn nổi tiếng hiếu thảo. Mẹ mất sớm, cha chàng lấy vợ khác và sinh ra một người em trai là Hương. Dù bị mẹ kế và em trai đối xử tệ bạc, nhưng anh Thuấn vẫn một lòng hiếu thảo, chăm sóc cha mẹ và em. Lòng hiếu thảo và đức hạnh của anh đã khiến thần cảm động, thần liền sai voi đi cày đất và chim giúp anh làm cỏ.
Nghe thấy tiếng tăm của anh, vua Nghiêu đã mời anh về cùng phụ giúp việc nước. Nhận thấy tài năng và đức độ của anh, vua Nghiêu đã quyết định nhường cho anh ngôi vàng. Từ sau anh đã trở thành một vị vua nhân từ, yêu dân như con.
Vì cảm kích lòng hiếu thảo của anh Thuấn, người ta đã chọn ngày sinh nhật của anh (15 tháng 7 âm lịch) làm ngày lễ để cầu cho mình và con cháu được bình an, thành đạt và hiếu thuận như anh Thuấn, đồng thời cúng cho các vong linh không có người làm tròn lòng hiếu thảo.
Lễ Vu Lan (中元普渡): Câu chuyện Mục Kiền Liên cứu mẹ
Câu chuyện dân gian nổi tiếng nhất trong lễ Trung Nguyên “Ngài Mục Kiền Liên cứu mẹ”. Theo truyền thuyết, Đức Mục Kiền Liên là một người tốt bụng nhưng mẹ của Ngài lại là người ích kỷ và đã làm nhiều điều xấu nên sau khi mất đã bị trừng phạt thành ngạ quỷ và không được ăn uống. Thấy mẹ đói khát nên Ngài đã bạch cùng Đức Phật và cầu sự chỉ dạy phương pháp giúp mẹ thoát khổ. Đức Phật day rằng, đợi đến rằm tháng bảy, Ngài hãy thiết lễ cúng dường Chư Tăng để tích lũy công đức cho mẹ.
Kể từ đó, lễ Vu Lan ra đời để những người con có dịp đền đáp công ơn của các đấng sinh thành hiện còn hoặc đã qua đời, cũng là để cứu vớt chúng sanh muôn loài (Theo VNHERBS).
2. Tập tục thờ cúng
Mỗi nước và mỗi lễ hội sẽ có cách cúng tế riêng, việc cúng bái cũng rất đa dạng từ trình tự, thời gian, địa điểm đến việc lựa chọn lễ vật.
Ví dụ, tại Đài Loan, trình tự thờ cúng sẽ là: các vị thần (Địa Quan Đại Đế), tổ tiên, thổ địa và anh em tốt; trong đó, thời gian thờ cúng các vị thần thường là vào buổi sáng, sau đó việc tổ tiên phải hoàn thành trước buổi trưa. Việc cúng thổ địa và anh em tốt thì nên hoàn tất trước khi mặt trời lặn.
Về lễ vật sẽ có những yêu cầu khác nhau tùy theo đối tượng thờ cúng, chẳng hạn khi cúng cho người anh em tốt, mọi người thường sẽ chuẩn bị đồ ăn, hoa quả, thêm một “chậu nước và khăn sạch”,…
Một mâm cúng cơ bản gồm bánh, đĩa đồ ăn ba con của trời: gà (trời), lợn (đất), cá (nước); trái cây, rượu, hoa, nến, vàng mã ( Ảnh: LINE)
3. Những điều cấm kỵ trong Lễ hội này là gì?
* Điều cấm kỵ 1: Không lén lút ăn đồ cúng
Ở Đài, hãy nhớ không được lén ăn đồ cúng, vì những thực phẩm này dành cho những người anh em tốt, nếu ăn mà không được sự đồng ý của họ có thể mang lại điều xui xẻo.
* Điều cấm kỵ 2: Không nên cúng chuối, mận, lê (香蕉、李子、水梨) cùng với nhau vì 「蕉李梨- jiāo lǐ lí」 đồng âm với 「Zhāo nǐ lái」 là “gọi bạn đến đây”; hoặc dứa là 「鳳梨- Fènglí」 trong tiếng Đài Loan nghe giống như 「旺來 – Wàng lái」, điều này giống như khuyến khích những điều xui xẻo các “anh em tốt” tìm đến bạn. Ngoài ra, tránh cúng các loại trái cây thành chùm như nho, nhãn, vải vì chúng mang hàm ý tiêu cực là “bó chết”.
Ảnh: EVER RICH 昇恆昌
* Điều cấm kỵ 3: Bạn phải cẩn thận trong lời nói và hành động của mình. Đừng nói từ “ma, quỷ (鬼)” mà hãy gọi họ là 好兄弟- anh em tốt.
* Điều cấm kỵ 4: Không bao giờ bước chân qua lò khi đốt vàng mã. Đây là hành động thiếu tôn trọng thần linh và những người anh em tốt.
4. Các hoạt động, phong tục trong Lễ hội Trung Nguyên
Ảnh: neww
- Giật cô hồn
Người xưa kể rằng, giật cô hồn là một “hành động hù dọa” để xua đuổi tà ma: khi ma nhìn thấy một nhóm người hung tợn hơn mình và giật đồ cúng, thì họ sẽ rút lui, và quá sợ hãi nên không dám nán lại lâu hơn trong nhân gian. Còn người đầu tiên lấy được lễ vật thì họ sẽ nhận được may mắn và phước lành.
Ở thời hiện đại, hoạt động này đã phát triển thành một cuộc thi trèo cột để nâng cao tinh thần đồng đội.
- Thả đèn hoa đăng
Đèn giấy sẽ được thả xuống sông hoặc hồ, mang theo những lời cầu nguyện và ước vọng của người dân. Ánh sáng lung linh của đèn hoa tượng trưng cho hy vọng và niềm tin vào cuộc sống.
Việc thả đèn cũng có mục đích là để thông báo và hướng dẫn những linh hồn cô đơn trên sông tham gia lễ phổ độ để họ có thể thưởng thức đồ cúng.
Ở Đài Loan, hoạt động thả đèn thường được tổ chức vào ngày 14/7 âm lịch.
- Múa Zhongkui
Các ngôi đền sẽ nhờ một người đóng vai “Zhongkui, nhà trừ tà” để khiến những người anh em tốt sợ hãi và trở về cõi âm.
Nguồn 親子天下 do Xin chào, tôi ở Đài Loan lược dịch.