Dù xã hội Đài Loan từ lâu xem sở hữu nhà là biểu tượng của sự ổn định và thành công, ngày càng nhiều bạn trẻ đang đặt câu hỏi: “Mua nhà để làm gì khi quá xa tầm với?”
Theo tạp chí The Economist, năm nay gánh nặng sở hữu nhà ở Đài Loan đã trở nên quá sức với giới trẻ. Giá nhà trung bình hiện gấp 11 lần thu nhập trung bình – mức này cao gần 4 lần tiêu chuẩn “có thể chi trả” do Liên Hợp Quốc đề ra.
Tại Đài Bắc, con số này còn cao hơn: gấp 16 lần thu nhập trung bình, vượt xa các thành phố lớn như New York (9,8 lần), London (14 lần) hay Seoul (13 lần).
Thành phố có giá nhà “dễ chịu” nhất là Cơ Long, nhưng vẫn cao gấp 6,5 lần thu nhập, tức vẫn vượt xa tiêu chuẩn quốc tế về khả năng chi trả.
Xem thêm các tin khác:
Dò hóa đơn trúng thưởng tháng 1 và 2 năm 2025
Hướng dẫn cách đăng ký thi TOCFL Online tại Đài Loan
Hướng dẫn đăng ký và ôn thi bằng lái xe máy siêu chi tiết từ Tôi ở Đài Loan
Hướng dẫn kiểm tra vi phạm giao thông tại Đài Loan
Hướng dẫn chi tiết cách đi cầu duyên ở đền Nguyệt Lão tại Đài Loan
Báo cáo cũng cho biết, hộ gia đình ở Đài Loan dành gần 50% thu nhập khả dụng mỗi tháng để trả nợ mua nhà, riêng tại Đài Bắc là trên 70%.
Một người dân chia sẻ rằng chính phủ Đài Loan từ lâu đã cổ súy văn hoá sở hữu nhà, xuất phát từ niềm tin truyền thống “có đất là có của”. Gần 85% hộ dân hiện đang sống trong nhà do chính họ mua.
Tuy nhiên, giá nhà ở Đài Bắc đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 2000. Những thế hệ trước được hưởng lợi từ bất động sản khi giá nhà còn thấp, còn giới trẻ ngày nay phải đối mặt với giá cao ngất ngưởng và mức lương không tăng theo kịp.
Một chuyên gia quy hoạch đô thị còn chỉ ra: Đài Loan có nhiều nhà hơn cả số hộ dân, và theo điều tra dân số gần nhất, 1/5 số nhà hiện đang để trống, trong đó gần 25% nhà xây trong 5 năm qua chưa có người ở.
Nguồn Taiwan News do Xin chào, Tôi ở Đài Loan lược dịch.