Giáo sư đại học quốc gia Đài Loan (NTU) cho rằng COVID19 có thể là một sản phẩm của con người
[Lưu ý: Đây là một nghiên cứu của một giáo sư, chỉ là một giả thiết không phải là thông tin chính thức. Bài khá dài]
Tại hội thảo về chủng virus viêm phổi Vũ Hán #ViusCorona #nCoV do Hiệp hội Y tế Công cộng Đài Loan tổ chức tại NTU, Giáo sư Phương Khải Thái thuộc viện Y tế Công cộng của NTU cho biết loại virus này có khả năng do con người tạo ra, dựa trên cấu trúc bất thường của nó. Nhiều giả thiết cho rằng virus này bị rò rỉ từ đâu đó hoặc được phát hành từ phòng thí nghiệm BSL-4 tại Vũ Hán, nơi đang nghiên cứu nhiều loại virus chết người như SARS hay Ebola. Các tiêu chuẩn an toàn và quản lý phòng thí nghiệm này đã được đặt câu hỏi trong quá khứ.
Giáo sư Thái nói rằng COVID-19 giống 96% với virut dơi RaTG13, được biết là của phòng thí nghiệm này. Ông cũng chỉ ra một nhóm nghiên cứu Pháp đã phát hiện điểm khác biệt chính giữa RaTG13 và COVID-19 là loại thứ hai có thêm bốn axit amin không tìm thấy trong bất kỳ loại #coronavirus nào khác. Bốn loại axit amin này làm cho bệnh dễ dàng lây lan hơn. Một số nhà khoa học suy đoán rằng các nhà khoa học Trung Quốc cho rằng dịch SARS 17 năm trước quá dễ đối phó, vì vậy họ đã phát triển một “phiên bản nâng cấp”. Điều này về mặt lý thuyết là có thể. Ông khẳng định rằng trong tự nhiên, “không có khả năng có bốn axit amin được thêm vào cùng một lúc.”
Ông kết luận rằng, “Do đó, từ quan điểm học thuật, thực sự có khả năng các axit amin đã được thêm vào COVID-19 trong phòng thí nghiệm bởi con người.” Vẫn có khả năng điều này xảy ra trong tự nhiên nhưng “khả năng rất mong manh.” Việc tiến hành điều tra nội bộ hồ sơ tại Phòng thí nghiệm BSL-4 là rất quan trọng.
Nếu đó là một loại virus được tạo ra nhân tạo, điều đó có nghĩa là nó không có trong hệ sinh thái tự nhiên. Nếu bệnh nhân cuối cùng được chữa khỏi, nó sẽ ko phải là một loại dịch cúm mùa được tạo ra trong môi trường tự nhiên.
Tuy nhiên, lập luận này, trước đó đã gặp phải một số phản đối từ các nhà nghiên cứu khác. Giáo sư nổi tiếng người Mỹ gốc Đài Loan, Lin Lin đã bác bỏ một lý thuyết tương tự vào hồi đầu tháng 2. Lin cũng nghi ngờ về tính xác thực thông tin của giả thiết này.
—
Hiện đây chỉ là một giả thiết mà chưa có một kết luận chính thức.
Nguồn tin của Taiwan News do Xin chào, tôi ở Đài Loan lược dịch
#Taiwan #DaiLoan #ToioDailoan