Trang chủ Tin tứcChính trị Reuters: Các nguồn tin cho hay Facebook đồng ý kiểm duyệt bài đăng sau khi Việt Nam bóp lưu lượng

Reuters: Các nguồn tin cho hay Facebook đồng ý kiểm duyệt bài đăng sau khi Việt Nam bóp lưu lượng

bởi Tôi ở Đài Loan

Hai máy chủ của Facebook tại Việt Nam đã chuyển sang trạng thái ngoại tuyến vào đầu năm nay, làm chậm lưu lượng truy cập cục bộ chỉ đến khi Facebook đã đồng ý tăng đáng kể việc kiểm duyệt các bài đăng chống phá nhà nước của người dùng tại Việt Nam, hai nguồn tin từ Facebook đã tiết lộ với Reuters hôm thứ ba (21/04).

Các khống chế (về lưu lượng), theo các nguồn tin này, được thực hiện bởi các công ty viễn thông nhà nước (của Việt Nam). Họ đã đánh vào các máy chủ ngoại tuyến trong khoảng bảy tuần. Điều này có nghĩa là trang web nhiều khi không thể sử dụng được.

“Chúng tôi tin rằng hành động này đã được thực hiện để gây áp lực đáng kể cho chúng tôi nhằm tăng cường tuân thủ các yêu cầu gỡ bỏ hợp pháp các nội dung mà người dùng của chúng tôi ở Việt Nam có thểnhìn thấy” – một trong hai nguồn tin của Facebook nói với Reuters.

Trong một tuyên bố gửi qua email, Facebook xác nhận rằng họ đã miễn cưỡng tuân thủ yêu cầu của chính phủ đối với việc hạn chế quyền truy cập vào nội dung mà họ (chính phủ) cho là bất hợp pháp.

Bộ Ngoại giao Việt Nam, từ chối trả lời Reuters liên quan đến vụ việc. Các công ty viễn thông nhà nước Viettel và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cũng không có phản hồi nào.

Hiện Facebook đã phải đối mặt với áp lực phải gỡ bỏ nội dung chống chính phủ ở nhiều quốc gia trong những năm qua. Ở Việt Nam, mặc dù đã cải cách kinh tế và tăng cường cởi mở với thay đổi xã hội, Việt Nam vẫn kiểm soát chặt chẽ các phương tiện truyền thông và ít nhiều có phản ứng với các ý kiến trái ngược quan điểm. Việt Nam đứng thứ 175 trong số 180 quốc gia về Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới.

Chính phủ hiện giám sát chặt chẽ các hoạt động của Facebook, nơi có hơn 65 triệu người dùng Việt Nam đang sử dụng làm nền tảng chính bao gồm cả thương mại điện tử và cả hoạt động chính trị.

Bỏ tù các nhà hoạt động chính trị

Đầu năm ngoái, Việt Nam đã cáo buộc Facebook vi phạm luật an ninh mạng bằng cách cho phép người dùng đăng bình luận chống chính phủ trên nền tảng này. Những tháng sau đó, nhóm nhân quyền Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết ít nhất 16 người đã bị bắt, bị giam giữ hoặc bị kết án vì những bài đăng như vậy. Vào tháng 11, truyền thông nhà nước đưa tin rằng năm người nữa đã bị bỏ tù.

Luật an ninh mạng yêu cầu các công ty nước ngoài như Facebook thiết lập văn phòng tại Việt Nam và lưu trữ dữ liệu tại đây – mặc dù Facebook cho biết họ không lưu dữ liệu người dùng trong nước.

Các nguồn tin của Facebook cho biết nền tảng này phản đối việc chặn quyền truy cập vào bài đăng của người dùng ở một quốc gia cụ thể, nhưng áp lực (từ chính phủ) về vấn đề máy chủ địa phương đã buộc họ phải tuân thủ. “Giải thích rõ thêm, điều đó không có nghĩa là chung tôi (Facebook) sẽ tuân thủ mọi yêu cầu mà chính phủ gửi đến. Nhưng chúng tôi đã cam kết hạn chế nhiều nội dung hơn” – một nguồn tin cho biết.

Tuyên bố của Facebook cho biết: “Chúng tôi tin rằng tự do ngôn luận là quyền cơ bản của con người và (chúng tôi) ra sức bảo vệ quyền tự do quan trọng này trên toàn thế giới”

“Tuy nhiên, chúng tôi đã thực hiện hành động này để đảm bảo các dịch vụ của chúng tôi vẫn sẵn sàng và có thể sử dụng được cho hàng triệu người ở Việt Nam, những người đang dùng dịch vụ của chúng tôi mỗi ngày.”

Thị trường lớn

Kể từ năm 2016, Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường lớn nhất của Facebook tại Châu Á. Theo Ants, một nhà nghiên cứu thị trường có trụ sở tại Việt Nam, doanh thu quảng cáo kỹ thuật số tại Việt Nam lên tới khoảng 550 triệu đô la trong năm 2018, 70% trong số đó đã thuộc về hai gã khổng lồ của Mỹ Facebook và Google.

Việc tắt máy chủ bắt đầu vào giữa tháng 2 và kéo dài cho đến đầu tháng 4, các nguồn tin cho biết, cùng lúc với những lo ngại về sự lây lan của coronavirus mới đang gia tăng. Với việc sử dụng Facebook rất phổ biến ở Việt Nam, người dùng bắt đầu nhận thấy rằng việc truy cập Facebook chậm đi đáng kể, bao gồm cả Messenger và Instagram.

Truyền thông nhà nước tại thời điểm đó đổ lỗi cho việc chậm bảo trì cáp dưới biển và các công ty viễn thông nhà nước đã xin lỗi vì truy cập không ổn định vào Facebook. Giờ đây, VNPT và các đối tác đang tích cực làm việc để kiểm tra và khắc phục sự cố. Nhưng đằng sau đó, khi Facebook đấu tranh để duy trì dịch vụ của mình, họ đã nói chuyện với chính phủ, các nguồn tin cho biết.

“Khi chúng tôi cam kết hạn chế nhiều nội dung hơn, thì các máy chủ đã được các nhà khai thác viễn thông vận hành trở lại trực tuyến.

Nguồn thứ hai thông tin thêm, trái ngược với sự sụt giảm lưu lượng truy cập ở Việt Nam. Các quốc gia khác đều ghi nhận lượng người dùng tăng do lệnh hạn chế ra ngoài và người ta chuyển sang sử dụng Facebook nhiều hơn.

Các công ty viễn thông của Việt Nam là mấu chốt duy nhất trong việc hạn chế quyền truy cập vào thời điểm mọi người cần các dịch vụ như Facebook. Điều này phản ánh tương đối rõ nét so với những nơi khác trên thế giới. Rất may, vấn đề đã được giải quyết.

Nguồn tin của Reuters do Tôi ở Đài Loan lược dịch.
Xem chi tiết bản gốc tại đây: https://www.reuters.com/article/us-vietnam-facebook-exclusive-idUSKCN2232JX?fbclid=IwAR1A9JCZypI19q2OmoBps_iBOoSZiqYvE1ghipgs1aYZQH3b2JfRojluRc0

0 bình luận
0

Có thể bạn bỏ lỡ

Để lại bình luận

Trang web này sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm của bạn. Dữ liệu của bạn là an toàn và bảo mật. Chọn "Chấp nhận" để tiếp tục Chấp nhận Tìm hiểu thêm

error: Nội dung bài viết được bảo vệ. Vui lòng liên hệ xinchao@toiodailoan.com để biết thêm chi tiết. Cảm ơn bạn