Academia Sinica Đài Loan cùng với các thành viên khác trong dự án thiên văn quốc tế hôm thứ 5 (12/5) đã công bố hình ảnh đầu tiên ghi lại sự tồn tại của một hố đen khổng lồ ở trung tâm của Dải Ngân hà.
The Event Horizon Telescope (EHT) với sự tham gia của 13 đơn vị nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới, đã chụp được hình ảnh của hố đen Sagittarius A * (SgrA *), một hố đen ở trung tâm thiên hà, cách trái đất khoảng 27.000 năm ánh sáng.
Chủ tịch Viện nghiên cứu Sinica James Liao (廖俊智) cho biết hố đen được các nhà khoa học ghi lại trong dịp này nhỏ hơn nhiều so với hố đen M87 * được nhóm EHT chụp vào năm 2019.
Xem thêm:
Đài Loan đưa ra hướng dẫn cách ly mới đối với các trường hợp nhiễm COVID, khách nhập cảnh và người có tiếp xúc
Review toàn bộ quy trình nhập cảnh Đài Loan hôm 16/2/2022
Hướng dẫn cách tìm và kiểm tra số lượng bộ kit test nhanh còn lại ở những nhà thuốc gần nhà
170 con lợn ở Chương Hoá bị sét đánh vào hôm qua (11/5)
Trong khi M87 * cách trái đất 55 triệu năm ánh sáng và có khối lượng lớn hơn mặt trời 6,5 tỷ lần, thì SgrA * cách trái đất khoảng 27.000 năm ánh sáng với khối lượng gấp khoảng 4 triệu lần mặt trời.
Tại một cuộc họp báo, Liao nói rằng “Việc Academia Sinica là một trong 13 thành viên của EHT một lần nữa cho thấy vai trò của Đài Loan trong các khám phá khoa học quan trọng nhất trên thế giới”.
Dự án EHT, được thành lập vào năm 2017, là một mạng lưới kính thiên văn vô tuyến toàn cầu – bao gồm Kính viễn vọng Greenland, Mảng Submillimeter (SMA) ở Hawaii và kính thiên văn ALMA ở Chile.
Các nhà khoa học của Academia Sinica hỗ trợ vận hành các kính thiên văn của dự án, cũng như xử lý hình ảnh và phát triển các mô phỏng máy tính.
Theo NASA, hố đen là nơi vật chất bị dồn vào một khoảng không gian cực nhỏ, tạo ra một trường hấp dẫn mạnh đến mức không một dạng vật chất nào, kể cả ánh sáng có thể thoát ra khỏi nó.
Nguồn Hãng tin Trung ương do Tôi ở Đài Loan lược dịch