Gần đây, ở Đài Loan xuất hiện các trường hợp nhiều người nhận được thông báo hàng đã đến rồi khi đi lấy hàng thì phát hiện bị lừa. Tôi ở Đài Loan giới thiệu 3 cách đơn giản giúp bạn phòng tránh.
Mình gần đây cũng nhận được tin nhắn thông báo hàng của mình đã đến. Đúng là mình đã đặt một sản phẩm vào đầu tháng 12. Đến cuối tháng thì mình nhận được thông báo hàng đã đến. Thực sự lúc đó mình thấy hơi lạ, vì trong lúc chờ mình đã từng gửi email cho người bán hỏi về tình trạng vận chuyển, nhưng bên bán không trả lời vì hộp thư của họ bị đầy. Ngoài ra, mình cũng không tìm thấy thông tin đơn hàng trên trang web của người bán. Vì vậy khi có thông báo hàng đến, mình đã rất nghi ngờ.
Thấy kỳ lạ, mình đã lên mạng tìm kiếm từ “奇拍“, mới phát hiện rằng đó có thể là một trò lừa đảo! Còn có không ít người cũng nhận được tin nhắn lấy hàng nhưng chưa mua hàng trên mạng. Vậy nên, mọi người càng phải chú ý cẩn thận nhé!
Sau khi mua hàng trên mạng, bạn nên đợi người bán gửi tin nhắn thông báo rằng hàng đã đến và bạn có thể mang thẻ chứng minh hoặc thẻ cư trú đến một cửa hàng tiện lợi gần nhà để nhận hàng.
Tình huống thường gặp nhất của kiểu lừa đảo này là bạn mua hàng A nhưng hàng gửi lại là hàng B, mà hàng thường bị hư hỏng hoặc kém chất lượng. Bạn sẽ không có cách nào để trả hàng lại vì tên người bán và thông tin liên hệ thông thường không thể tìm thấy trên bao bì của sản phẩm. Chỉ có tên của công ty vận chuyển và tên người nhận, dù có đường dây dịch vụ khách hàng cũng không thể gọi được.
Một loại khác là bạn không mua bất cứ thứ gì, nhưng đã nhận được tin nhắn lấy hàng ở những cửa hàng bạn thường đến nhất, điều này khiến bạn càng tự tin rằng mình thực sự đã mua thứ gì đó. Đừng vội nhận hàng! Trừ khi bạn chắc chắn đã đặt gì đó.
Dưới đây là 3 cách cơ bản giúp bạn không bị lừa đảo.
1.Tìm kiếm tình trạng vận chuyển hoặc là mã đơn hàng
Các cửa hàng trên Internet như PChome, Shopee, Yahoo…cho đến các thương hiệu cá nhân nhỏ đều có trung tâm thành viên. Miễn là đăng nhập vào trang thành viên thì có thể tra được tình trạng đơn hàng và nắm được hàng hóa của mình đang đến đâu. Nếu bạn nhìn thấy rằng trạng thái hiển thị “chưa xuất hàng” nhưng bạn đã nhận được tin nhắn lấy hàng, thì rõ ràng bạn có thể gặp lừa đảo.
2. Thông tin về người gửi hàng
Nếu bạn vẫn không chắc mình đã mua gì không hoặc bỏ lỡ một gói quan trọng nào, bạn có thể kiểm tra kỹ bên ngoài của gói hàng đó. Theo cách giao dịch và giao hàng bình thường, hầu như tất cả các hàng hóa đều có tên của cửa hàng mua sắm trực tuyến. Ngoài việc giúp nhân viên siêu thị dễ dàng phân biệt, nó còn cho chúng ta biết sản phẩm đến từ đâu, vì vậy nếu không có tên người bán trên đó, bạn phải cẩn thận nhé!
3. Thùng giấy đến từ Trung Quốc
Nếu bạn gặp phải người bán là người Đài Loan nhưng địa chỉ xuất hàng lại là Trung Quốc thì bạn cũng nên nghĩ hàng này có đáng tin cậy không.
Nếu bạn không may mắn trúng một cú lừa qua SMS nhận hàng, có lẽ không ai có thể giúp bạn đòi lại công bằng vì không tìm được nguồn gốc của người bán. Lúc này, bạn có thể xin công ty vận chuyển giải quyết, có thể gửi tin nhắn cho công ty vận chuyển nhờ giúp đòi hoàn tiền. Nhưng chắc chắn không dễ dàng.
Ngày xưa, thủ đoạn lừa đảo thông thường gửi hàng hóa đến nhà khách hàng. Thời buổi công nghê, giờ gửi trực tiếp đến cửa hàng tiện lợi mà khách hàng quen lấy hàng để người tiêu dùng không nghi ngờ.
Công ty lừa đảo thường lừa đảo lấy tiền qua “mua sắm trực tuyến” trong những năm gần đây. Nhắc nhở cả nhà, để lại thông tin trên cửa hàng mua sắm trực tuyến dễ trở thành mục tiêu của những kẻ lừa đảo, càng về cuối năm, càng có nhiều người mua quần áo mới trên mạng, vì vậy, bạn nên lưu ý trước khi nhận gói hàng.
Huyên Huyên – Bài viết do Tôi ở Đài Loan thực hiện