Một liên minh của các nhóm bảo vệ quyền người di cư và các tổ chức lao động nhập cư đã tập hợp bên ngoài Bộ Lao động (MOL) ở Đài Bắc vào chủ nhật, để kêu gọi mọi người cùng họ tham gia buổi diễu hành vào tháng tới để thúc đẩy chính phủ cho phép lao động nhập cư thay đổi chủ.
Người lao động nhập cư hiện chỉ có thể thay đổi công việc nếu chủ của họ chết, nhà máy đóng cửa, tàu đánh cá bị chìm hoặc một số lý do khác, chẳng hạn như nếu chủ lao động vi phạm pháp luật. Ella Weng (翁倩文), một đại diện từ Mạng lưới trao quyền cho người di cư ở Đài Loan (MENT)cho biết MENT là đơn vị tổ chức cuộc diễu hành diễn ra vào ngày 16/1.
Ngoài những lý do kể trên, người lao động nhập cư chỉ có thể thay đổi công việc nếu chủ của họ đồng ý.
Xem thêm:
Đài Bắc 101 sẽ bắn 16.000 quả pháo hoa trong 360 giây vào thời khắc chuyển giao năm mới
Tổng hợp những ngày nghỉ lễ năm 2022 ở Đài Loan
Hướng dẫn đăng ký và ôn thi bằng lái xe máy siêu chi tiết từ Tôi ở Đài Loan
10 địa điểm ấn tượng ở Đài Loan mà bạn không thể bỏ qua
Weng nói “Là người Đài Loan, chúng tôi đều biết tự do là gì, nhưng nếu người lao động nhập cư cần chủ đồng ý mới được thay đổi công việc, thì đó có thực sự là tự do?” “Nếu người Đài Loan cũng cần chữ ký của người sử dụng lao động để xin nghỉ việc, bạn có thể chấp nhận điều đó không?”
Weng đề nghị người Đài Loan đặt mình vào vị trí của những người lao động nhập cư để hiểu những khó khăn mà họ phải trải qua.
Tại đó, một khán hộ công người Indonesia 36 tuổi tên Ani cho biết vào tháng trước, cô đã rời nhà chủ đến sống trong một căn nhà dựng tạm vì chủ của cô không trả lương làm việc ngoài giờ cho cô.
Ani cho biết, người chủ đã bắt cô phải làm việc nhiều giờ và không đồng ý cho cô thay đổi công việc, đồng thời nói với cô rằng việc liên hệ giúp đỡ là bất hợp pháp.
“Tôi rất muốn hỏi mọi người, người Đài Loan cũng cần phải có sự cho phép của chủ mới có thể thay đổi công việc?” Ani hỏi.
Một người khán hộ công khác là Filipina, 41 tuổi, cô ấy hiện cũng đang ở tại một nơi tạm trú vì chủ của cô ấy đã ngược đãi cô.
Cô nói “Họ đối xử với tôi như một con vật, không giống như một con người. Tôi đã phải chịu đựng rất nhiều điều trong ngôi nhà của chủ”.
Chủ nhân của cô ấy buộc cô phải đeo khẩu trang mọi lúc, chỉ trừ khi ngủ và lúc tắm.
Janice cho biết cô đã rời nhà chủ ở Tân Bắc khoảng ba tháng trước và không nhận được bất kỳ khoản lương nào trong thời gian đó.
Fajar, một nhà lãnh đạo cộng đồng Indonesia và là chủ tịch của Cộng đồng Ganas, một tổ chức đoàn kết công nhân Indonesia, cho biết luật pháp cần phù hợp với tình hình hiện tại và không bị tụt hậu so với thời đại.
“Chúng tôi mời tất cả những ai quan tâm đến quyền của người lao động nhập cư tham gia cuộc diễu hành của vào ngày 16 tháng 1, với hy vọng rằng xã hội Đài Loan sẽ hiểu và chính phủ sẽ bãi bỏ luật hạn chế quyền tự do chuyển việc của người lao động nhập cư.”
Cuộc tuần hành sẽ diễn ra vào ngày 16 tháng 1, và những người tham dự sẽ tập trung tại lối vào phía tây của Ga Chính Đài Bắc vào buổi trưa trước khi diễu hành lúc 1 giờ chiều.
Đáp lại, MOL nói rằng việc chuyển việc hiện tại phải tuân theo Đạo luật Dịch vụ Việc làm, nhưng người lao động nhập cư có quyền thay đổi chủ lao động và công việc khi kết thúc hợp đồng ba năm của họ.
Tuy nhiên, liên quan đến việc thay đổi chủ tự do, MOL cho biết cần thu thập ý kiến và sự đồng thuận của công chúng sẽ trước khi bất kỳ cuộc thảo luận nào có thể diễn ra, vì nó liên quan đến sự ổn định việc làm và sửa đổi luật.
Theo thống kê của MOL, có tổng cộng 675.672 lao động nhập cư tại Đài Loan vào cuối tháng 11.
Nguồn Taiwan News do Tôi ở Đài Loan lược dịch