Một thanh niên người Đài Loan đã may mắn trốn thoát sau khi bị lừa đến Campuchia để làm “việc nhẹ, lương cao”, nhưng thực chất là bị cưỡng bức lao động.
Nạn nhân là nam thanh niên 17 tuổi, bị lừa đến làm việc tại Sihanoukville ở Campuchia vào tháng 4. Ngay sau khi đến nơi, anh ta liền bị tịch thu hộ chiếu và bắt buộc phải tham gia vào các trò gian lận, lửa đảo trên mạng.
Nạn nhân cho biết anh ta sẽ bị đánh hoặc thậm chí bị điện giật nếu không làm theo lời bọn chúng. Anh kể rằng mình đã bị bán đi nhiều lần vì không đáp ứng được nhu cầu của các đối tượng lừa đảo.
Cho đến 2 tuần trước khi anh ấy bị bán cho kẻ gian ở Myanmar, thì anh và một nạn nhân khác đã trốn thoát tại khu vực biên giới Thái Lan. Nhờ có sự hỗ trợ của một tổ chức phi chính phủ, anh cuối cùng đã liên hệ được với văn phòng đại diện của Đài Loan tại Thái Lan.
Xem thêm:
Đài Bắc khuyến khích người dân tải ứng dụng tìm kiếm vị trí hầm trú bom
Tổng thống Thái Anh Văn lên án các cuộc tập trận bắn đạn thật của Trung Quốc là ‘hành động vô trách nhiệm’
Tổng thống Thái Anh Văn chào đón phái đoàn Thủ tướng Ralph Gonsalves của Saint Vincent và Grenadines
Dò hóa đơn trúng thưởng tháng 5 và 6 năm 2022
Luật sư Đài Loan Lu Chiu-yuan (呂秋遠) cho biết rằng những nạn nhân thường sẽ bị lạm dụng tình dục, bị đánh đập, và thậm chí bị mổ lấy nội tạng. Cách duy nhất để chấm dứt sự dày vò là trả một khoản tiền chuộc khoảng 20.000 cho bọn chúng.
Theo ước tính của Cơ quan Cảnh sát Quốc gia (NPA), hàng nghìn người Đài Loan đã bị thu hút bởi lời hứa về việc các công việc được trả lương hậu hĩnh từ 70,000 đến 200,000 Đài tệ/tháng ở trên mạng.
Dựa trên hồ sơ chuyến bay những tháng gần đây, NPA đã phát hiện có khoảng 1.000 người Đài Loan bay đến Campuchia mỗi tháng, nhưng chỉ có khoảng 100 người quay trở về mỗi tháng.
NPA ước tính rằng khoảng 2.000 nạn nhân người Đài Loan vẫn đang ở Campuchia, nhưng con số có thể lên tới 5.000 người vì những điểm mù trong dữ liệu.
Các băng nhóm tội phạm có tổ chức thường vận chuyển nạn nhân qua các nước thứ ba hoặc qua biên giới đất liền vào Campuchia, nên những thông tin này sẽ không hiển thị trong thống kê du lịch.
Trong hồ sơ chính thức của cảnh sát thì chỉ thấy 141 trường hợp buôn người, trong đó 17 trường hợp đã được phát hiện và thuyết phục tại sân bay Đài Loan.
Cho tới nay đã xuất hiện các cuộc gọi yêu cầu cảnh sát điều tra những đường dây buôn người này và giúp đỡ những người Đài Loan bị mắc kẹt ở Đông Nam Á.
Khi các nạn nhân Đài Loan bị lừa đến Campuchia, điện thoại di động và hộ chiếu của họ sẽ bị lấy mất, khiến họ khó tìm kiếm được sự giúp đỡ.
Ngoài các thông báo do cảnh sát đưa ra, mọi người nên tải xuống ứng dụng Whoscall để giúp xác định các cuộc gọi điện thoại lừa đảo và thông tin lừa đảo.
Các phương tiện truyền thông khác cũng đưa tin về việc các công dân Indonesia, Thái Lan, Malaysia, và Việt Nam cũng bị lừa sang Campuchia vì bị cám dỗ bởi những lời hứa về việc nhẹ lương cao.
Nguồn Taiwan News và Focus Taiwan do Tôi ở Đài Loan lược dịch