Trang chủ Tin tứcĐời sống Học viện Không quân Đài Loan đình chỉ huấn luyện bay sau vụ tai nạn chết người

Học viện Không quân Đài Loan đình chỉ huấn luyện bay sau vụ tai nạn chết người

bởi Tôi ở Đài Loan

Học viện Không quân Đài Loan hôm thứ 3 đã đình chỉ tất cả các khóa huấn luyện bay, và cho hạ cánh tất cả các máy bay huấn luyện AT-3 sau khi một chiếc AT-3 bị rơi ở Cao Hùng khiến phi công thiệt mạng.

Lực lượng Không quân đang tiến hành một cuộc điều tra để xác định nguyên nhân của vụ tai nạn khiến Thiếu úy Hsu Ta-Chun (徐大鈞) tử vong.

Tham mưu trưởng Không quân Huang Chih-wei (黃志偉) cho biết không có dấu hiệu của hỏng hóc kỹ thuật trong giai đoạn điều tra sơ bộ, và điều kiện thời tiết trong buổi huấn luyện là rất tốt, với tầm nhìn cao.

Xem thêm:
Hướng dẫn chi tiết cách tải chứng nhận tiêm chủng COVID, chứng nhận test PCR và chứng nhận cách ly
Review quá trình nhập cảnh Đài Loan mới nhất vào ngày 21/5/2022
Bạn phải làm gì sau khi có kết quả test nhanh dương tính
Dò hóa đơn trúng thưởng tháng 3 và 4 năm 2022

Theo ông Huang, máy bay huấn luyện AT-3 của anh Hsu đang thực hiện nhiệm vụ huấn luyện một mình, và đã biến mất khỏi radar lúc 8:06 sáng khi đang ở trên không phận cách Học viện Không quân khoảng 5 hải lý về phía đông bắc.

Sau khi nhận được báo cáo về một vụ tai nạn máy bay không xác định, cơ quan cứu hỏa sau đó đã tìm thấy mảnh vỡ của chiếc AT-3 bị rơi và xác của trung úy Hsu, 23 tuổi gần đường Tiancuo 1st.

Soldiers check through the crash site -- a farm field in Kaohsiung
Ảnh: CNA

Máy bay không va vào bất kỳ công trình kiến ​​trúc hoặc người nào khi nó rơi xuống đất.

Anh Hsu là cư dân Tân Bắc và đã tốt nghiệp khóa Học viện Không quân năm 2021. Anh đã tích luỹ hơn 116 giờ bay, và 24 giờ bay trong số đó là trên máy bay AT-3.

Máy bay AT-3 bị rơi đã tích lũy được 6.068 giờ bay và đã hoàn thành cuộc kiểm tra an toàn vào ngày 17/2.

Đây là chuyến bay lần thứ hai mà anh Hsu bay một mình.

Ngay trước khi vụ tai nạn xảy ra, một huấn luyện viên bay đã đi cùng anh Hsu trên chiếc AT-3 trong một khóa huấn luyện ba lần cất cánh và hạ cánh trước khi cho phép anh Hsu bay một mình.

Ngay trước khi tín hiệu của máy bay bị mất, anh Hsu đã nói với trung tâm điều khiển mặt đất rằng máy bay đang hoạt động bình thường.

A map is displayed to show locations in Kaohsiung
Ảnh: CNA

Mặc dù một số nhân chứng cho biết họ đã nhìn thấy Hsu nhảy ra khỏi AT-3 trước khi máy bay gặp nạn, nhưng điều tra ban đầu không thấy có dấu hiệu phi công nhảy ra ngoài,

Các máy bay huấn luyện có tuổi đời đã lâu và được Tổng công ty Phát triển Công nghiệp Hàng không Vũ trụ (AIDC) trong nước sản xuất vào những năm 1980. Tính đến nay đã có 15 vụ tai nạn liên quan đến máy bay này, và có tới 10 phi công đã thiệt mạng.

Theo trang web của AIDC, có tổng cộng 63 chiếc AT-3 đã được chế tạo.

Quân đội Đài Loan đã đặt hàng 66 máy bay huấn luyện phản lực tiên tiến (AJT) do AIDC chế tạo, và đang trong quá trình thay thế máy bay huấn luyện AT-3 và máy bay huấn luyện tiêm kích dẫn đầu F-5E/F bằng những máy bay mới.

Nguồn Hãng tin Trung ương do Tôi ở Đài Loan lược dịch

0 bình luận
0

Có thể bạn bỏ lỡ

Để lại bình luận

Trang web này sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm của bạn. Dữ liệu của bạn là an toàn và bảo mật. Chọn "Chấp nhận" để tiếp tục Chấp nhận Tìm hiểu thêm

error: Nội dung bài viết được bảo vệ. Vui lòng liên hệ xinchao@toiodailoan.com để biết thêm chi tiết. Cảm ơn bạn