Một trung tướng Không quân đã về hưu, ông Chang Yen-ting (張延廷) cho biết nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn máy bay AT-3 hôm thứ 3 có thể là do chiếc máy bay đã quá cũ, phi công cũng tương đối thiếu kinh nghiệm, và điều kiện khí quyển khi đó không ổn định.
Theo ông Chang, Thiếu úy Hsu Ta-Chun (徐大鈞), người đã thiệt mạng trong vụ tai nạn rơi máy bay ở Cao Hùng chỉ mới tích luỹ 24 giờ bay với máy bay AT-3, nghĩa là cậu ấy không có đủ kinh nghiệm trong việc xử lý các trường hợp khẩn cấp.
Khi đó, thiếu uý Hsu đã bay ở độ cao khoảng 500 mét so với mực nước biển, tương đương với độ cao của tòa nhà Đài Bắc 101. Điều này có nghĩa là Hsu chỉ có thời gian rất ngắn để ứng phó nếu gặp trường hợp khẩn cấp.
Xem thêm:
Hướng dẫn chi tiết cách tải chứng nhận tiêm chủng COVID, chứng nhận test PCR và chứng nhận cách ly
Review quá trình nhập cảnh Đài Loan mới nhất vào ngày 21/5/2022
Bạn phải làm gì sau khi có kết quả test nhanh dương tính
Dò hóa đơn trúng thưởng tháng 3 và 4 năm 2022
Ngoài ra, những chiếc AT-3 cũ đã phục vụ ở Đài Loan gần 4 thập kỷ, khiến máy bay có nhiều khả năng gặp trục trặc về máy móc do thiếu phụ tùng thay thế mới, ông nói.
Điều kiện thời tiết tổng thể trong mùa mưa cũng không thuận lợi cho các phi công, với bầu khí quyển không ổn định do độ ẩm gây ra.
Sau khi vụ tai nạn xảy ra, Học viện Không quân Đài Loan đã thông báo đình chỉ tất cả các khóa huấn luyện bay và hạ cánh tất cả các máy bay huấn luyện AT-3.
Các máy bay huấn luyện có tuổi đời đã lâu và được Tổng công ty Phát triển Công nghiệp Hàng không Vũ trụ (AIDC) trong nước sản xuất vào những năm 1980. Tính đến nay đã có 15 vụ tai nạn liên quan đến máy bay này, và có tới 10 phi công đã thiệt mạng.
Quân đội Đài Loan đã đặt hàng 66 máy bay huấn luyện phản lực tiên tiến (AJT) do AIDC chế tạo, và đang trong quá trình thay thế máy bay huấn luyện AT-3 và máy bay huấn luyện tiêm kích dẫn đầu F-5E/F bằng những máy bay mới.
Nguồn Hãng tin Trung ương do Tôi ở Đài Loan lược dịch