Trang chủ Tin tứcĐời sống Bạn có biết tác hại của chất tạo nạc đối với cơ thể không?

Bạn có biết tác hại của chất tạo nạc đối với cơ thể không?

bởi Tôi ở Đài Loan

Vào năm 2021, chính phủ sắp nới lỏng các quy định nhập khẩu đối với lợn Mỹ, để thịt lợn có chứa “chất tạo nạc” được nhập khẩu, điều này đã trở thành một chủ đề bàn luận sôi nổi gần đây!

Thế thì, chất tạo nạc là gì? Chất Ractopamine là gì?

Chất tạo nạc, là tên thường gọi trong ngành chăn nuôi, nó là một loại chất kích thích thần kinh giao cảm có thể được thêm vào thức ăn của động vật để tăng tỷ trọng nạc cho gia súc, gia cầm.

“Chất ractopamine” đang bàn luận sôi nổi trong những ngày gần đây, nó thực sự là một loại chất tạo nac có độc tính khá thấp và dễ thải ra.

Chất Ractopamine còn lại nhiều trong nội tạng và độ hòa tan tốt. Các bác sỹ nói, ăn canh có nhiều nguy cơ hơn

Nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm Mỹ, Canada, Úc,… đều có thể thêm ractopamine một cách hợp pháp vào thức ăn của động vật, nhưng lượng được cho phép là khác nhau giữa các quốc gia. Chất Ractopamine thật sự có những ưu điểm như “Liều lượng ngộ độc của con người cao hơn nhiều so với liều lượng còn lại trong sản phẩm thịt” và “thải ra nhanh chóng”. Nếu không nạp vào quá nhiều, cơ thể con người thải ra chất này trong khoảng 4 giờ.

Theo tiêu chuẩn của Ủy ban luật pháp thực phẩm quốc tế(Codex), liều lượng được cho phép của chất ractopamine cho 1 kg cơ thể người là 1 ppb (microgam), theo tính toán về một người lớn nặng 50 kg, mức nạp vào an toàn tối đa là 50 microgam mỗi ngày, tương đương với việc ăn hơn 5 kg thịt lợn mỗi ngày mới gây khó chịu. Thực ra không dễ nạp vào quá nhiều.

Nhưng tại sao sự kiện này vẫn được nhiều người bàn luận sôi nổi? Chủ yếu là vì chất ractopamine khá dễ tích lũy trong các nội tạng như gan lợn, thận lợn, và so với người phương Tây, người châu Á đặc biệt có thói quen ăn nội tạng. Vì vầy, nếu bạn ăn quá nhiều nội tạng, thì sẽ có cơ hội nạp vào quá nhiều chất tạo nạc, và gây ra các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, run tay, tim đập nhanh cũng như tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Các chuyên gia cũng nhắc nhở, độ hòa tan của nó rất tốt, cho nên món canh càng phải chú ý, đặc biệt là những món canh nội tạng như canh gan lợn hoặc canh nội tạng nên ít ăn hơn.

Cho dù cơ thể con người có thể thải ra chất Ractopamine, và liều lượng an toàn cho người lớn bình thường cũng có quy định, nhưng chất này vẫn có tác dụng trợ tim như tăng tốc dộ tim đập, trước mắt vẫn chưa có liều lượng sử dụng an toàn chính xác đối với những người ngảy cảm hoặc những người mắc bệnh đặc biệt. Vì vậy, những người thuộc nhóm dưới đây phải cố gắng tránh nạp vào chất tạo nạc thay bằng thịt bò và thịt lợn sản xuất trong nước sẽ an toàn hơn.

1. Người mắc bệnh tim mạch: Chất Ractopamine sẽ gây ra những tác dụng phủ như tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim. Do đó, những người mắc bệnh tim mạch như bệnh tim, cao huyết áp, đột quy não. Tốt nhất là phải cố gắng tránh ăn thịt lợn và thịt bò nhập khẩu.

2. Người mắc bệnh gan, thận: Chức năng trao đổi chất của những người thuộc loại này kém hơn, không dễ thải ra chất Ractopamine hơn so với người bình thường, vì vậy, họ cũng phải tránh nạp vào thịt lợn và thịt bò nhập khẩu.

3. Những phụ nữi mang thai, người cao tuổi và trẻ em cũng không thích hợp ăn vào.Phụ nữ chăm sóc sức khỏe sau khi sinh sẽ thường xuyên ăn gan lợn, thận lợn, vì vậy họ sẽ có nguy cơ cao hơn.

Nên làm như thế nào để tránh mua được sản phẩm thịt chứa chất tạo nạc?

Cho dù không làm hại cho sức khỏe trên mặt khoa học, nhưng có nhiều người cũng không muốn tăng rủi ro về sức khỏe gì cả, do đó bên mình chia sẻ một số bí quyết dưới đây để các bạn biết cách chọn sản phẩm thịt không thêm chất tạo nạc như thế nào:

1. Xem chứng tỏ

Bắt đầu từ năm sau, dù là siêu thị hay quán cơm hộp, miễn là có mặt hàng thịt lợn thì phải ghi rõ nơi xuất xứ để mọi người tự lựa chọn.

2. Có thể lựa chọn sản phẩm có chứng tỏ CAS

Ngành chăn nuôi ở Đài Loan vẫn không được cho phép sử dụng chất tạo nạc, vì vậy, chọn sản phẩm thịt có chứng tỏ CAS chính là đảm bảo không chứa chất tạo nạc.

Nguồn CommenHealthGMV do Tôi ở Đài Loan tham khảo và viết lại.

0 bình luận
0

Có thể bạn bỏ lỡ

Để lại bình luận

Trang web này sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm của bạn. Dữ liệu của bạn là an toàn và bảo mật. Chọn "Chấp nhận" để tiếp tục Chấp nhận Tìm hiểu thêm

error: Nội dung bài viết được bảo vệ. Vui lòng liên hệ xinchao@toiodailoan.com để biết thêm chi tiết. Cảm ơn bạn